Trong nhiều thập kỷ qua, các hãng hi-end danh tiếng đã cho ra đời nhiều sản phẩm để đời. Có mẫu loa được ghi nhận có “công” giới thiệu công nghệ mới hay có vai trò thay đổi thị trường, cũng như tác động đến các thiết kế tương lai hoặc thể hiện một số khía cạnh chưa từng có trước đây ở chất lượng âm thanh. Nhằm giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về những sản phẩm đình đám này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ 10 mẫu lao có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại trong lĩnh vực âm thanh hi-end.
10.KLIPSCHORN
Năm 1946, 20 mẫu loa Klipsch đầu tiên được lắp đặt tại nhà kho ở thị trấn Hope thuộc tiểu bang Arkansas (Hoa Kỳ). Đây cũng là mẫu lòa duy nhất trên thị trường liên tục được xuất xưởng trong 60 năm qua. Song đó không phải là lý do Klipschhorn có tên trong danh sách này mà trên hết, nó là sản phẩm ghi dấu khởi nguồn cho thiết kế kèn gập.
Paul Klipsch - nhà phát minh và tiên phong của thiết kế loa kén - đã được cấp bằng sáng chế cho ý tưởng lắp đặt các buồng ngăn riêng và đường ống dẫn. Âm thanh sẽ được khuếch đại cơ học bằng cách mở rộng những nếp gấp ở các đường ống dẫn của kén (nếu không có kỹ thuật này, một chiếc kèn tần số thấp sẽ có kích thước bằng phòng nghe). Theo 4 nguyên tắc của Klpsch về tái tạo âm thanh là hiệu suất, đáp tuyến tần số phẳng, độ định hướng được kiểm soát tốt và dải động, thiết kế kèn loa cơ chưa từng được cái biến, do đã hoàn chỉnh ngay từ đầu.
9. MBL 101 E
Trong lịch sử âm thanh hi-end có một số loa con mang tính cách mạng công nghệ hi-fi. Ngược với những phát minh không trở nên thông dụng như loa tweeter plasma của Alan Hill và nón kiểu đường truyền (transmission line) của Lincoln Walsh, loa con Radialstrahler của kỹ sư Wolfgang Meletzsky (hãng MBL) là trường hợp khác hẳn. Loa con đa hướng này có hình quả bí ngô, kết cấu gồm các “cánh hoa” bằng hợp kim nhôm/magie, xòe ra cụp vào trong mối tương quan với tín hiệu âm thanh (giống các đường xếp nếp của đàn accordion).
Loa MBL 101E có ân thanh dễ nghe, cho cảm giác chiếc loa này tạo ra tầng âm thanh tròn trịa, gắn kết nhất mà hệ thống surround cần có, độ động lớn và thanh âm chân thực, đáp tuyến tần số gần như phẳng tuyệt đối. Dù loa đa hướng không còn thịnh hành như trước, nhưng MBL 101 đã lập chuẩn về sự xuất sắc trong trình diễn và khơi gợi niềm hứng thú nghe nghạc trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ.
8. KLH MODEL NINE
KLH Model Nine đánh dấu thdi kỳ thịnh vượng của loa điện tĩnh toàn dãi. Dưới bàn tay thiết kế của Henry Kloss, Model Nine sỡ hữu những phẩm chất ưu việt: âm trung rõ ràng, trong vắt, tốc độ phân giải cao, méo tiếng rất thấp, âm bass dưới tần số 40Hz trầm hùng.
Mẫu loa lưỡng cực cao 1,8m này chỉ gặp vấn đề nhỏ với tiếng tép. Tuy nhiên, khi sắp đặt trong cuộc so tài giữa các loa, khó có đối thủ nào cạnh tranh được với Model Nine ở tốc độ, sức mạnh, công suất, nhất là khả năng tái tạo âm thanh của những bản giao hưởng. Vì thế, Model Nine là nguồn cảm hứng, kiểu mẫu cho hầu hết mẫu loa phẳng từ trước đến nay.
7. INFINITY IRS V
Đây là phiên bản của cũng của hệ thống tham chiếu Infinity nguyên bản và luôn đứng đầu về dải tần hoạt động, sự đồng nhất giữa các dải âm và khả năng tái tạo âm thanh tự nhiên, chân thực.
Các loa tweeter EMU của Infinity IRS V phát ra âm thanh êm ái, cân bằng, không sạn nhiễu. Hiện nay, loa midrange EMIT và ENIN (thay thế loa ribbon lưỡng cực của Series One) là loa phẳng kiểu dải ruy băng, loa woofer sợi graphit được hỗ trợ bởi bộ tăng âm công suất 200W. Ngoài ra, sự chuyển tiếp liền mạch, hòa hợp giữa âm bass và âm của các dải cao là một trong những nguyên nhân khiến Infinity IRS V có tên trong danh sách này.
6. MAGNEPAN 1-U/1-D
Maggie 1-Us là dòng loa mành từ tính đầu tiên của Magnepan được phát triển rộng rãi trên thị trường đầu những năm 1970. Không chỉ là kỷ niệm đáng nhớ của các audiophile mà nhiều người cho rằng: thành quả mà mẫu lao có kết cấu gồm 3 tấm mặt phẳng này đóng góp trong buổi bình minh của kỷ nguyên hi-end là khi nghe các loa trong dòng Maggie Us-1 trình diễn bản nhạc, người nghe có cảm giác đang thưởng thức tiếng cây đại phong cầm nằm sau bức rèm ở góc phòng nghe. Đó là thành công đáng mơ ước của nhiều mẫu loa sau này.
5. DAHLQUIST DQ-10
DQ-10 là mẫu loa động đầu tiên có cấu hình màng hở (open-baffle), ngoại trừ loa woofer có cấu trúc cách âm treo (acoustic-suspension). Mẫu loa này được đánh giá cao bởi sự đồng nhất pha, hài hòa và chính xác trong cách trình diễn giữa các giải âm. Nhờ đó, âm thanh rộng mở, giải phóng âm thanh khỏi sự cứng nhắc, bó buộc, khiên cưỡng. So với một số model của các tên tuổi lớn như KEF, B&W, Spica, Thiel, Vandersteen và Wilson, Dahlquist DQ-10 vẫn dẫn đầu về chất âm rộng mở và phóng khoáng.
4. ROGERS/BBC LS3/5A
LS3/5a là thiết kế nguyên bản của Roger dành riêng cho Đài Truyền hình BBC (Anh Quốc) mà các nhà sản xuất có thể sử dụng khi có giấy phép. Tuy nhiên, phiên bản của Rogers mới thực sự làm chao đảo thị trường Mỹ cuối những năm 1970.
Mẫu loa nhỏ hai đường tiếng (19x30x16cm) có khả năng tái tạo âm thanh khá ngạc nhiên với âm hình rộng mở, bóc tách, âm trung tự nhiên. Tuy nhiên, âm bass cao chưa thực sự mềm mại và âm tép thiên sáng khiến các dải tấn của lòa không hoàn toàn phẳng, âm bass không sâu. Dù vậy, với người nghe khi đó, mẫu loa này đã mang đến định nghĩa mới cho những loại loa kích thước nhỏ bé. Một số mẫu loa có chút anh hưởng của thiết kế của BBC như: Spendor BC1 phiên bản 1 và Spendor SP1, SP1/2, Haiteth Monitor 40... là những mẫu loa được cải tiến về tổng thể. Tuy vậy, không có mẫu loa nào chiếm đợc cảm tình và sự quan tâm của công chúng yêu audfo ở Hoa Kỳ như LS3/5a. Với phiên bản cập nhật vẫn được xuất xưởng hiện nay LS3/5a là mẫu loa tham chiếu, thách thức thời gian, mà ít mẫu loa khác có khả năng tương tự.
3. MAGICO MINI II
Trong thế kỷ XX, Quad ESL-5, Maggie 1-Us, Dahlquist DQ-10s, Wilson WATT/Puppy là những là cờ đầu. Tuy vậy, không mẫu loa nào có ảnh hưởng sâu sắc đến cách nhà sản xuất thiết kế và thể hiện phong cách ở những chiếc loa hậu sinh như cặp loa Mini (sau này là Mini II của Magico).
Những mẫu loa bookshelf 2 đường tiếng này thiết lập chuẩn mới ơ tính tự nhiên, chính xác, độ nét cao, dải động, độ rộng dài tấn, nhạc tính cho các mẫu loa compact. Hai nhà sáng lập của Magico, Aion Wolf and Yair Tammam không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng thùng loa, các loa con, bộ cắt phân tần, mà con coi trọng tính khoa học và logic trong thiết kế và sản xuất những cấu kiện này. Sự cạnh tranh giữa các loa compact ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, Magico Mini vẫn đứng ở vị trí đọc tôn trên thì trường và thách thức mọi đối thủ bằng những ưu điểm khó vượt quá. Bắt đầu từ sản phẩm Mini II, thùng loa chất liệu gỗ bu lông hoặc nhôm, nón loa composite tiêu chuẩn, các cấu kiện nhập của Mundorf, thiết kế bằng đồ họa máy tính bên cạnh màng loa bằng beri, nam châm có cuốn kích từ, các loa con đồng trục đã trở thành xu thế chính trong thiết kế và chế tạo nhiều mẫu lòa của các nhà sản xuất khác.
2. ACOUSTIC RESEARCH AR3A
Edgar Villchur là người sáng chế ra loa có thiết kế treo cách âm (acoustic - suspension). Ông cùng Henry Kloss sáng lập Công ty Acoustic Research và xuất xưởng AR1 năm 1955. Nguyên tắc treo cách âm học tương đối đơn giản: Villchur gắn một loa 30,5cm vào trong thùng kín, dùng không khí bên trong thùng làm lò xo để kéo nón loa woofer. Thiết kế này giúp giảm kích cỡ thùng loa, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến audio. Năm 1958, Villchur ra mắt phiên bản mới 3 đường tiếng có tên AR3. Ở thời điểm thịnh vượng nhất, AR3a chiếm 33% thị phần loa hi-fi trên thi trường Mỹ. Viện Smithsonian đã đặt loa AR3 làm vật trưng bày vĩnh viễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Mỹ.
1. QUAD ESL-57
Giới thiệu năm 1956, mẫu loa do kỹ sư huyền thoại Peter Walker thiết kế có tên gọi khá đơn giản Quad ESL, nhưng sớm nổi tiếng với biệt danh "kỳ quan nhỏ của Walker". Ưu điểm nổi bật của mẫu loa này là âm thanh từ dải cao đến dải trầm trong vắt và rõ ràng, rộng mở, tự nhiên, độ phân giải cao, đặc biệt là khả năng "vô hình" trong phòng nghe.
Người nghe như cảm thấy không có thiết bị trung gian truyền tải âm thanh mà được nghe trực tiếp tiếng vocal và tiếng nhạc khí. ESL đã thể hiện được đặc tính đó và vẫn duy trì phong độ đến ngày nay (dù những mẫu loa dòng ESL cuối cùng được xuất xưởng cách đây 1/4 thế kỷ). Tiêu chuẩn tham chiếu cho ESL thiết lập vẫn là mục tiêu phấn đấu của không ít nhà thiết kế trên thế giới.
Dù còn nhiều thiếu sót và hạn chế như khả năng chơi nhạc âm lượng khá yếu, thiếu độ sâu bass, âm cao thiên sáng, nhưng ESL vẫn đứng đầu danh sách sản phẩm âm thanh có ảnh hưởng nhất. Bởi vào buổi bình minh của kỷ nguyên sterio, “kỳ quan nhỏ” này đã chứng tỏ hầu hết đặc tính và khả năng trình diễn cao nhất của một mẫu loa trên những tiêu chí nhất định mà lịch sử thiết kế loa luôn coi trọng.
Theo Nghe Nhìn