Trong thế giới âm thanh hi-fi, không có thiết bị nào là hoàn hảo tuyệt đối. Bất cứ thiết bị nào được tạo ra cũng đều hướng đến một nhóm đối tượng có nhu cầu cụ thể.

 

 

Vì thế người chơi âm thanh cần có sự định hướng đúng đắn theo yêu cầu và khả năng của mình để mau đạt mục đích và tránh tốn kém. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ phần nào quan điểm đó cùng các bạn.

 

Giàu cảm xúc và Tinh tế. Nằm giữa ba nhóm chính đó là ba nhóm phụ - Mạnh mẽ, Mượt mà và Rực rỡ. Mỗi thiết bị hoặc thương hiệu đều có thể xếp vào một trong số những nhóm đó. Cách phân loại dưới đây chỉ toàn mang tính gợi ý, tham khảo, không phải là cách phân loại chính thức và chính xác tuyệt đối.

 

 

 

CHẤT ÂM CHÍNH XÁC

 

Những thiết bị thuộc nhóm này thường thuộc về thế giới âm thanh nhà nghề hay chuyên nghiệp (còn được dân chơi gọi là âm thanh pro). Với những chỉ số kỹ thuật đo lường ấn tượng, dải tần rộng và độ méo siêu thấp, những thiết bị thuộc nhóm này có sứ mệnh thể hiện lại trung thực tới từng chi tiết nhỏ bé và tinh tế nhất của âm nhạc. Tuy mọi nhà sản xuất đều nói rằng sản phẩm của mình có khả năng tái hiện lại âm thanh chính xác, nhưng những thương hiệu tập trung trong nhóm chất âm này thường đưa ra những thông số kỹ thuật và đo lường phức tạp nhằm thoả mãn người nghe, và đặc biệt là những kỹ sư làm việc trong ngành thu âm, những người đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối từ các thiết bị của mình. Tuy rất phổ biến và được ưa chuộng trong thế giới công nghiệp âm thanh, đối với người nghe thông thường tại gia, đây lại là nhóm chiếm thiểu số.

 

 

 Ưu điểm

 

Chất âm cực kỳ chính xác và khả năng nghe được nhiều chi tiết trên đĩa CD hoặc vinyl là những gì người nghe trông đợi ở nhóm âm thanh này. Với nhiều người, đây không phải là chất âm dễ nghe và mang tính thưởng thức, thư giãn - bởi âm thanh hướng rõ rệt về phía trước. Tiếng bass lớn, đôi khi còn hơi khô và toàn bộ dải tần phẳng tuyệt đối.

 

Nhược điểm

 

Chính ưu điểm của loại âm thanh này cũng là nhược điểm - nhiều người cho rằng âm thanh quá chính xác sẽ vạch trần ngay cả những chi tiết không tốt, và bởi những đĩa thu âm kém thì âm thanh sẽ trở nên tệ hại và khó nghe. Ngoài ra, đôi khi bạn sẽ thấy tiếng treble bị chói gắt, toàn bộ dải âm nói chung khô cứng và lạnh, không có hơi ấm và sức sống chân thực.

 

Các thương hiệu nổi bật

 

Có không ít thương hiệu loa pro thuộc nhóm này như: Pioneer/Tad, ATC, PMC, Adam, Lipinski, JBL Monitor… được thiết kế dành riêng cho các studio chuyên nghiệp. Nhiều người nghe bình thường có sở thích âm thanh chính xác cũng sử dụng các loại loa nói trên cho hệ thống âm thanh hi-fi gia đình. Về ampli, các hãng như Bryston, Chord hay Gamu T cũng được coi là dòng ampli có tính chính xác cao, hay được dùng cho studio tuy nhiên gần đây họ có tách rời phân khúc pro và home. Một số thương hiệu như B&W hay Wilson Benesch cũng dòng sản phẩm pro và dòng sản phẩm cho gia đình thuôc nhóm này và đã quá nổi tiếng trong thế giới hi-end, chúng cũng có âm thanh đặc trưng riêng mang màu sắc chuyên nghiệp.

 

 

 

CHẤT ÂM TINH TẾ

 

Là chất âm phổ biến và được ưa chuộng nhất đối với các audiophile hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của đại đa số người nghe, và thường là chất âm được ngợi ca nhiều nhất bởi các chuyên gia âm thanh cũng như các trong các tạp chí chuyên về âm thanh hi-fi, hi-end.

 

Ưu điểm

 

Chất âm này nổi bật với đặc tính mềm mại và cân bằng trên toàn bộ dải tần, không có cảm giác chói gắt hay khô cứng của nhóm âm chính xác nói trên. Tiếng bass mạnh nhưng vẫn có độ êm, dải trung mượt và tiếng treble rực rỡ, làm thoả mãn hầu hết mọi người nghe.

 

Nhược điểm

 

Những ai không thích chất âm Tinh tế thường cho rằng âm thanh của loa và thiết bị khó có thể kết hợp sao cho phù hợp với mọi người nghe. Có thể ampli và đầu đĩa đã có đủ bass và dynamic rồi, nhưng đưa thêm cặp loa cũng thộc nhóm này vào có thể làm âm thanh trở nên lạ thường và khó nghe. Đa phần những người thích chất âm này thường nghe nhạc jazz và cổ điển, chứ không phải là thính giả của pop, rock hay hip-hop.

 

Các thương hiệu nổi bật

 

Những tên tuổi nổi bật của nhóm âm thanh tinh tế này thường là những thương hiệu rất phổ biến và đã thành “huyền thoại”. Loa của ProAC, Wilson Audio, B&W, Vandersteen, Thiel, Genesis, và thiết bị khuechs đại cùng đầu đĩa của Mclntóh, Mark Levínon, Krell, Musical Fidelity, VTL, Halcro và Audio Reseach thường rơi vào nhóm này.

 

CHẤT ÂM GIÀU CẢM XÚC

 

Đây được coi là các thiết bị có lịch lâu đời nhất, nhưng cũng tồn tại và phát triển bền bỉ nhất. Các loa thuộc nhóm chất âm này thường duy nhất một củ loa toàn dải với độ nhạy cao và công suất thấp. Các hãng thiết kế không quan tâm nhiều tới độ rộng và độ bằng phẳng của dải tần, cũng như độ méo khá cao… trái lại họ thường chú ý tới phẩm chất âm thanh ấm áp và sống động, truyền cảm. Thêm vào đó, các ampli thuộc nhóm này thường là loại SET (Single End Triode) với công suất thấp chỉ khoảng dưới 15W, nhưng lại có âm thanh lôi cuốn. Nhiều hãng sản xuất có hàng chục model ampli SET, sử dụng nhiều loại đèn cổ chí kim khác nhau, nhằm tạo ra nhiều màu âm đáp ứng yêu cầu của những ai thích chất âm này.

 

Ưu điểm

 

Nhờ sử dụng loa toàn dải và đèn điện tử, nên chất âm thanh nhưng lại tinh tế, ấm áp và nồng nàn cảm xúc. Loa toàn dải của Lowther hay Fostex có tốc độ phản ứng cực nhanh nhờ khối lượng màng loa và cuộn dây động cực thấp. Thêm vào đó, loa và ampli thuộc nhóm này hướng mục tiêu tối quan trọng là đường đi của tín hiệu phải ngắn gọn và trong sạch tuyệt đối, để đạt được điều này, người thiết kế phải cố gắng làm đơn giản hoá mạch điện và loại bỏ những linh kiện không cần thiết. Chính sự đơn giản của mạch điện, nhất là khi dùng đèn điện tử không có hồi tiếp âm (zero feedback), đã đem lại chất âm cảm xúc và rất gần với nhạc sống của nhóm này.

 

Nhược điểm

 

Có thể thấy rõ rằng tiếng bass là nhược điểm rõ rệt nhất của dòng âm thanh này: Loa với duy nhất một driver không thể nào tái hiện lại tiếng bass mạnh mẽ như một loa cột lớn 3 đến 5 đường tiếng với hai loa bass 10in. Tương tự, ampli đèn với công suất thấp khó có thể sánh bằng những ampli bán dẫn 200W về sức mạnh. Công suất thấp, cùng với đáp tuyến tần số thiếu cân bằng, nhiều người không thích những gì mà nhóm chất âm này đem lại. Nhưng ngược lại, cũng có một số không nhỏ người nghe ngợi ca cảm xúc như thật mà dòng âm thanh này mang lại cho họ.

 

Các thương hiệu nổi bật

 

Về loa, có một số hãng lớn như Cain& Cain, Omega, Rethm và Beauhorn tập trung thuần tuý vào chất âm này, trong khi một số hãng khác chuyên sản xuất driver như Fostex, Lowther, Supravox, PHY-HP, AER và Hartley. Còn về ampli, có nhiều hãng chuyên sản xuất ampli dùng đèn 300B, 211 hay 2A3, như Audio Note Kondo, Audio Note UK, Art Audio, Cary, Air Tight, Shindo và KRAudio… Ngoài ra còn có khá nhiều hãng nhỏ hơn hay chế tạo ampli SET hand-made. Phần lớn những sản phẩm ampli tự ráp (DIY) cũng thuộc nhóm âm thanh này.

 

 

 

CHẤT ÂM RỰC RỠ

 

Kết hợp đặc tính của hai nhóm chính xác và giàu cảm xúc, chất âm rực rở có đặc điểm là âm thanh hơi”hướng” về phía trước và giàu chi tiết nhưng cũng vẫn nồng ấm và ngọt ngào. Đây là một chất âm được nhiều người yêu thích, âm thanh đặc biệt sống động với dải trung đầy đặn, và tiếng bass lớn, tuy đáp tuyến không hoàn toàn phẳng.

 

Nhiều ampli đến từ những nhà sản xuất như Bel Canto, B&O (cùng các ampli ICEpower khác), Hypex, Tripath và chip-amps, nói chung có âm thanh chính xác nhưng lại vẫn có được sự ngọt ngào mượt mà giàu cảm xúc. Các thương hiệu như E.A.R và Manley Labs cho ra đời những ampli đèn đáp ứng được cả hai thị trường pro và home.

 

Còn về loa, các hãng loa như Joesph Audio và Tetra của Hoa Kì hay Linn, Harbeth, ProAc, Spendor… của Anh, đều thuộc nhóm này, và chất âm rực rỡ là đặc trưng có thể nhận thấy nhanh chóng của họ.

 

CHẤT ÂM MƯỢT MÀ

 

Khác với chất âm rực rỡ, nhóm mượt mà chọn con đường tinh tế hoá nhóm chất âm giàu cảm xúc.

 

Một số thương hiệu loa mới nổi như Zu và DeVore tiếp tục duy trì được đặc trưng đơn giản nhưng hiệu quả của chất âm giàu cảm xúc, nhưng bổ sung thêm thùng loa độc đáo và áp dụng những công nghệ loa con (driver) tiên tiến để cải thiện chất âm toàn dải và đạt được độ động tốt. Tiếng bass và treble được mở rộng hơn, tiếng trung không bị đẩy quá hướng về phía trước mà có giới hạn và dễ kiểm soát hơn.

 

Nhiều ampli đèn đẩy kéo thuộc về nhóm này: Cary, Shindo, Air Tight, Rogue, Zanden,v.v. Chúng đều mang trong mình chất âm nồng ấm của ampli đèn, nhưng không quan tâm nhiều tới độ chi tiết cao, thay vào đó là cảm giác mượt mà dễ nghe. Một số ampli bán dẫn tiếng êm như của Accupháe hay Mẩntz cũng có thể xếp vào nhóm chất âm này.

 

CHẤT ÂM MẠNH MẼ

 

Thị trường chủ yếu của nhóm này là Bắc Âu. Đáp tuyến tần số của các thiết bị trong nhóm này khá phẳng, nhưng thay cho âm thanh ấm áp nồng là cảm giác ấn tượng, phối hợp được cả sự chính xác lẫn tinh tế, đồng thời lại có thể tạo ra không gian lớn, mạnh mẽ về lực.

 

Ba hãng sản xuất loa con (driver)chính của chất âm này là Dynaudio, Scan Speak, và gần đây là Audio Technology (đều của Đan Mạch). Những thương hiệu thành phẩm loa hoàn chỉnh đáng kể bao gồm Dynaudio Speakers, Peak Consult, Audio Phýíc, GamuT, cùng những hãng nhỏ hơn như Kharma, MBL, Dali, Marten Design, Canton…, và nhiều hãng khác sử dụng driver của 3 hãng loa trên. Do thiết kế thùng, phân tần khác nhau, mỗi hàng đều có đặc trưng âm thanh của riêng mình, nhưng đều đóng góp vào sự phát triển của thị trường chất âm mạnh mẽ.

 

ĐI TÌM CHẤT ÂM MONG MUỐN

 

Khi bắt tay vào việc tạo nên một hệ thống âm thanh mới, cách phổ biến nhất là chọn các thiết bị có chất âm cùng thuộc nhóm. Ví dụ ampli mang chất âm giàu cảm xúc nên đi cùng loa có cùng chất âm. Mặt khác, chẳng hạn nếu bạn kết hợp loa có chất âm chính xác với ampli có chất âm giàu cảm xúc, kết quả đạt được thường sẽ là trung gian - một hệ thống với chất âm rực rỡ.

 

Dĩ nhiên không phải bao giờ cũng vậy. Nhiều loa hay ampli có đặc trưng âm thanh quá mạnh, tới mức chúng trở nên áp đảo những âm thanh còn lại. Một đôi loa tinh tế có thể khiến hệ thống của bạn luôn có chất âm đó, bất kể bạn dùng ampli có chất âm thế nào đi nữa. Ngược lai, có nhiều ampli hay loa có chất âm không dễ nhận ra, vì vậy việc thay đổi preamp sẽ khiến âm thanh của toàn hệ thống cũng dễ dàng thay đổi theo.

 

Tóm lại, không hề có sự tuyệt đối trong thế giới âm nhạc – không có thiết bị nào là hoàn hảo hoặc hay nhất cả, cũng không có chất âm nào vượt trội cả. Tất cả tuỳ thuộc vào sở thích , phòng nghe, cách bố trí hệ thống và nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan khác. Điều quan trọng là bạn phải dành thời gian thử nghiệm để tìm ra con đường thích hợp nhất cho mình, không phải là con đường tốt nhất bởi không có gì là tốt nhất cả.

 

Theo Stuff


[1]2345