Set-up hệ thống Hi-End

PHÒNG NGHE, CÁC VẬT LIỆU HÚT ÂM VÀ TẢN ÂM:

Nếu như lần đầu tiên bạn sắm cho mình một bộ dàn máy Hi-End, hãy bắt đầu bằng việc quyết định xem căn phòng nào sẽ là nơi làm phòng nghe nhạc. Hãy đo chiều cao, rộng và chiều sâu của phòng nghe. Ghi nhớ xem trong phòng có các loại đồ đạc gì. Tất cả các số liệu này sẽ được người bán hàng xem xét để cho ý kiến, nếu không, bạn có thể nhờ một chuyên gia âm thanh tư vấn cho bạn một bộ dàn hợp lý nhất.

Phòng nghe hay nhất là phòng có trần cao, sán chắc chắn và tường không được quá phản âm (nhiều bê-tông, kính) cũng như không được quá hút âm (quá xù xì hay treo nhiều thảm). Về tỷ lệ, một phòng nghe có hình hộp với chiều dài lớn hơn chiều rộng và chiều cao là hợp lý nhất. nếu phòng có 3 chiều cao, rộng, dài gần bằng nhau như hình lập phương là phòng nghe rất khó set-up hệ thống Hi-End nếu không bố trí vật liệu xử lý âm học.

Trong khi tiếng trầm và trung trầm ít ảnh hưởng bởi việc thay đổi vị trí đặt loa thì phần âm trung cao và cao sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Các yếu tố như đồ đạc nội thất, thảm trải nền, các tấm hút âm có thể tác động đến sự phản xạ hoặc tán xạ âm thanh. Bằng cách thêm hặoc bớt các đồ vật, vật liệu hút âm, phản âm trong phòng nghe sẽ có tác động nhất định tới chất lượng âm thanh. Liều lượng bao nhiêu là đủ, phụ thuộc vào từng căn phòng cụ thể và sau các lần thực nghiệm bạn sẽ có đạ được một phòng nghe cân bằng âm sắc tốt nhất theo ý mình.

Vị trí tập trung bố trí các vật liệu âm học là bức tường sau loa, dọc tường bên và tường sau người nghe. Nên bố trí xen kẽ các tấm hút âm và tản âm để tạo được hiệu ứng âm học tự nhiên nhất. Nếu trần thấp, có thể phải dán vật liệu tiêu âm lên trần, nếu trần cao hơn 3m, bạn có thể không cần xử lý cũng chấp nhận được.

Tuy nhiên, trong phòng nghe không phải cứ có nhiều vật hút âm là tốt. Kinh nghiệm cho thấy để âm thanh có “vẻ đẹp” quyến rũ, cần phải phối hợp hài hoà các vật liệu hấp thụ âm và tán xạ âm thanh, tạo cho phòng nghe một độ vang âm nhất định mang lại cảm giác âm nhạc tự nhiên.

SẮP XẾP LOA VÀ VỊ TRÍ NGỒI NGHE:

Một khi đã xác định được phòng nghe và bộ dàn Hi-End đã được mua về nhà, việc sắp đặt từng thiết bị ở đâu sẽ là công việc tiếp theo. Hãy bắt đầu bằng việc xác định vị trí của cặp loa. Bạn sẽ dự kiến để loa theo chiều dọc hay chiều ngang của căn phòng? Tuy nhiên để có âm thanh hay nhất bạn cần đo chiều rộng của bức tường phía sau loa và chia nó ra thành 3 phần; con số này là khoảng cách tương đối giữa tường cạnh loa và loa (ví dụ như một căn phòng có tường sau loa rộng 4,5m, khoảng cách giữa hai loa tối thiểu phải đặt được cách nhau là 1,5m).

Loa cũng phải được đặt cách tường phía sau và tường bên cạnh tối thiểu vào khoảng 90cm. Loa càng để sát tường phía sau càng có lợi về tiếng bass, song nếu quá gần, bass nhiều sẽ làm trung âm mất bớt chi tiết, đưa hai loa cách ra xa nhau thì không gian lập thể được tăng cường. Nhưng nếu khoảng cách này quá rộng, bạn sẽ cảm thấy có một “khoảng trống âm thanh” ở chính giữa hai loa, âm hình sẽ trở nên không chặt chẽ.

Tiến hành theo các bước hướng dẫn trên bạn sẽ có một âm thanh tốt nhất. Để kiểm tra âm sắc, bạn nên nghe thử các đĩa CD quen thuộc. Sử dụng một đĩa CD có âm thanh toàn dải sẽ giúp bạn điều chỉnh những mất cân đối về âm sắc.

Sau khi các thực nghiệm về sự cân bằng âm sắc đã hoàn thiện, bạn sẽ tiếp tục điều chỉnh về điểm hội tụ âm hình. Khi bạn lắng nghe một giọng hát từ CD kiểm tra, giọng ca phải cảm nhận như phát ra từ tâm điểm của âm trường (vị trí chính giữa hai loa). Nếu như giọng hát có vẻ phát ra trực tiếp từ một loa hoặc tiếng hát như bị “văng” lung tung, không “chụm”, thì bạn cần phải có sự điều chỉnh thêm về vị trí đặt loa. Xoay hai mặt loa hướng vào vị trí ngồi nghe theo kiểu hình tam giác (hai loa và vị trí ngồi nghe là các đỉnh của một tam giác) là một trong những phương pháp kinh điển xử lý điểm hội tụ âm thanh . Âm thanh lập thể tái tạo tốt sẽ tạo ra hình ảnh trong không gian của các nhạc cụ trong dàn nhạc. Lý tưởng nhất là nếu thay đổi vị trí ngồi nghe cũng không có cảm giác thay đổi nhiều về vị trí dàn nhạc.

 

PRE VÀ POWER – AMPLI:

Vị trí lắp đặt thiết bị audio cần tránh xa khu vực từ trường, các thiết bị nên đặt trên một mặt phẳng cách ly và giảm rung. Ampli nên đặt càng gần loa càng tốt, như vậy sẽ giảm thiểu chiều dài của dây loa. Nếu như khoảng cáh giữa pre và power – ampli quá 2m, bạn nên dùng loại dây bọc kim chống nhiễu (shielded) để giảm tạp âm. Thiết bị có cổng kết nối XLR (balance) cho âm thanh ít nhiễu hơn, đặt biệt khi phải sử dụng dây tín hiệu dài.

Với các thiết bị sử dụng bóng đèn, nên điều chỉnh thiên áp (bias) theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc cứ mỗi năm một lần. Bởi lẽ, đặc tinh của đèn sẽ thay đổi theo thời gian sử dụng, do vậy phải điều chỉnh theo định kỳ và thay thế bóng đèn công suất (khoảng 2 năm) và đèn tiền khuếch đại (sau 3 – 4 năm). Tối ưu hoá các thiết bị và tín hiệu truyền dẫn bằng cách sử dụng dây tín hiệu, dây loa càng ngắn càng tốt và càng đảm bảo rằng các đầu giắc thật chắc chắn, và thường xuyên làm sạch định kỳ. Nên đặt đầu đọc CD và Tuner cách power ampli và pre – ampli tối thiểu khoảng 0,5m nhằm tránh xung nhiễu nội bộ giữa các thiết bị. Và bạn cũng nên tránh để dây tín hiệu quấn vòng cùng hoặc đi song song với dây điện nguồn, nếu không, có thể bị ù nhiễu.

ĐẦU ĐĨA CD VÀ ĐẦU ĐĨA THAN:

Một vài kỹ thuật trình bày ở trên có thể áp dụng đối với đầu đọc CD và đầu đĩa than nhằm cải thiện chất lượng âm thanh. Phần cơ đầu đọc cần được đặt trênmột mặt phẳng chắc chắn, chống rung. Có thể đặt thêm vật nặng (như một phiến đá xẻ dày 2-3 cm) trên nóc đầu đọc giảm thiểu rung động của phần chassis máy, tăng độ rõ nét và chi tiết âm thanh (trên thị trường có bán những cục chặn đặc biệt dùng cho việc này). Khi nghe đĩa than, nên tắt đầu đọc CD để tránh xung nhiễu, ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh analog.

Thông thường có 4 loại dây kết nối digital đó là: plastic fiber optic, glass fiber optic, standard coaxial (đồng trục 75 ohm) và AES/EBU (đồng trục balance 110 ohm). Trong số này dây plastic optic có dải băng thông hẹp nhất. Nếu như bộ cơ transport có nhiều kiểu kết nối digital, hãy kết nối thử tất cả các loại để tìm ra loại phù hợp nhất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kết nối bằng coaxial hoặc XLR thường tiện dụng và cho âm thanh hay nhất.

NGUỒN ĐIỆN CHO HỆ THỐNG HI–END:

Trong hệ thống Hi-End, nguồn điện có vai trò quan trọng. Một bộ nguồn khoẻ, có dòng điện sạch sẽ ít tạp nhiễu là điều kiện căn bản để hệ thống của bạn thể hiện được đẳng cấp Hi-End. bản thân các thiết bị Hi-End vốn rất nhạy cảm và tinh tế, một vài tạp nhiễu hoặc tiếng ù sẽ bị khuếch đại và đưa ra loa gây ra sự khó chịu cho người nghe. Chính vì vậy bạn cần dành sự chú ý thích đáng cho bộ nguồn.

Trong khi các bộ lọc điện là cần thiết, đáng đầu tư, thí dây cáp nguồn cũng có vai trò rất quan trọng và hoàn toàn không rẻ. Nếu bạn có điều kiện, bạn nên sử dụng dây nguồn 3 chân và ổ cắm 3 châm có kết nối với đất. Chọn loại phích cắm thất tốt, tránh hiện tượng mô – ve, đánh lửa ở đầu cắm hoặc dòng tiêu thụ lớn gây nóng chảy đầu cắm nhựa.

Tất cả các chú ý nói trên chỉ là nhửng gợi ý có tính hướng dẫn. Do đó, khi vận dụng để set up bộ dàn của mình, các bạn nên thử test theo nhiều cách khác nhau để có được âm thanh hay nhất đối với hệ thống Hi-End của mình.

 

 

1234[5]