Music Hall MMF 2.2 – Trở lại tương lai

MMF làm bằng gỗ sơn mài, nặng gần 10 kg.

MMF 2.2 làm bằng gỗ sơn mài, nhỏ gọn nhưng chắc chắn với trọng lượng gần 10kg. Tay cần lấy của mâm MMF 5.1 vốn đắt hơn MMF 2.2 hàng trăm USD.


Nhỏ gọn, thân thiện, dễ lắp đặt, dễ thao tác, âm thanh đĩnh đạc, cân bằng là những ấn tượng đầu tiên về MMF 2.2. Có lẽ, đây là một trong những mâm than đáng để những người muốn làm quen với âm thanh analog tham khảo.

Sự trở lại mạnh mẽ trong những năm gần đây cho thấy đĩa than không còn là thú chơi hoài cổ. Các audiophile đang trở lại với định dạng âm thanh từng được cho là “hóa thạch” trong thế giới hi-fi. Như vậy, trong tương lai, analog vẫn là đích đến của nhiều audiophile đang trở lại với định dạng âm thanh từng được cho là “hóa thạch” trong thế giới hi-fi. Như vậy, trong tương lai, analog vẫn là đích đến của nhiều audiophile. Nắm bắt xu hướng này, Music Hall đã tung ra sản phẩm bình dân MMF 2.2 hướng đến người chơi trong giai đoạn làm quen với cơ đĩa than.

Trong đợt tác nghiệp tại CES 2012, tôi đặc biệt ấn tượng với sự trở lại của các mâm đĩa than. 80% phòng thử tại triển lãm này sử dụng đĩa than như thiết bị nguồn tham chiếu. Trong đó, phần lớn sử dụng mâm đĩa đắt tiền, chỉ có một số phòng nghe dám dùng mâm đĩa bình dân để demo cho khách. Những “chú lính chì dũng cảm” đó là Pro-ject, Rega và Music Hall.

Nếu Pro-ject, Rega không còn xa lạ với người chơi máy Việt, thì Music Hall vẫn chưa được nhiều người nghe nhạc tại Việt Nam biết đến, cho dù đã xuất hiện cả chục năm ở thị trường Mỹ. Tại phòng thử của Music Hall, tôi được Roy Hall – chủ nhân của thương hiệu Music Hall – chiêu đãi bữa điểm tâm với các món mới khá thú vị. Trong đó phải kể đến mâm đĩa than loại “còi” nhất của hãng: MMF 2.2 với giá bán cả kim khoảng 500USD

GỌN GÀNG, ĐƠN GIẢN VÀ THÂN THIỆN
Nhỏ gọn, thân thiện, dễ lắp đặt, dễ thao tác, âm thanh đĩnh đạc, cân bằng là những ấn tượng đầu tiên của tôi về MMF 2.2. Có lẽ, đây là một trong những mầm than đáng để những người muốn làm quen với âm thanh analog tham khảo. Sau khi trao đổi điều này với Roy Hall, ông đã đề nghị chuyển cho tôi một chiếc để test thử thông qua đại lý của hãng ở TP.HCM.

Chỉ ít ngày sau khi về Việt Nam, tôi đã nhận được MMF 2.2 từ đại diện của Music Hall. Toàn bộ chi tiết trong mâm đĩa được tháo rời và bảo quản trong từng túi ni-lon riêng. Điều đó có thể khiến người mới chơi đĩa than bối rối. Nhưng nếu bỏ thời gian đọc hướng dẫn khá chi tiết của Music Hall, ngay cả những người chưa từng chơi cũng có thể dễ dàng lắp đặt và cân chỉnh mâm đĩa. Đó là cách tiếp người tiêu dùng khôn ngoan dành cho sản phẩm bình dân của Music Hall.

MMF 2.2 làm bằng gỗ sơn mài, nhỏ, gọn, nhưng chắc chắn với trọng lượng gần 10kg. Tay cần được nâng cấp so với thế hệ cũ. Trên thực tế, máy sở dụng tay cần của mâm MMF 5.1, thiết bị có giá đắt hơn MMF 2.2 hàng trăm USD.

Tay cần của MMF 2.2 được lắp sẵn đầu kim theo máy loại MM (moving magnet-nam châm động). Dĩ nhiên, thiết kế kim theo máy kiểu này không để đòi hỏi chất lượng cao, nhưng tiện lợi. Người chơi có thể nghe ngay khi “đập hộp” thiết bị mà không phải đánh mất thời gian tìm kiếm và lựa chọn kim ngoài. Máy sử dụng mâm nhôm 2kg, mô-tơ cách ly không đồng bộ với hai tốc độ 33 và 45 vòng/phút. Để chuyển chế độ từ 33 vòng/phút sang 45 vòng/phút, thay vì sử dụng nút gạt/bấm như các mâm đĩa khác, người dùng chỉ cần nhấc mâm nhôm ra và đặt lại vị trí của dây cu-roa lồng vào tục mô-tơ có đường kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn tương ứng với từng chế độ. Toàn bộ thao tác trên mất không quá nửa phút.

Lắp đặt MMF 2.2 không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt. Việc lắp đặt bao gồm ba mảng chính: lắp đặt các hệ thống truyền chuyển động, cân chỉnh đối trọng cho kim và lắp đặt các phụ kiện còn lại.

Trước tiên, tôi rút hai chốt cắm ở mô-tơ truyền động, lồng dây cu-roa xung quanh pully của mâm chính và mâm đĩa phụ, đặt chế độ 45 vòng/phút. Sau đó, đặt mâm đĩa chính lên trục xoay. Coi như đã hoàn thành việc lắp ráp bộ truyền động. Chuyển sang việc cân chỉnh kim gồm những thao tác đòi hỏi cẩn trọng hơn một chút. Thoạt tiên là lắp quả đối trọng lên tay cần và chọn lực tì của kim (tracking force) ở 1,75gr (theo thông số kỹ thuật của kim theo máy). Tiếp theo, treo quả cân chống trượt vào móc ở vị trí hướng dẫn. Đến đây, việc lắp đặt chính của máy gần như hoàn thiện. Những thao tác còn lại chỉ liên quan đến lắp nắp chống bụi bằng nhựa trong và xoáy ba chân chống rung vào bụng máy.

Sử dụng cục đổi nguồn (adaptor) để kết nối với nguồn điện là một trong những điểm khá độc đáo của MMF 2.2. Ngoài ra, máy cũng sử dụng luôn dây tín hiệu kèm theo. Thiết kế kiểu này có tính hai mặt: tiết kiệm tiền phụ kiện cho người chơi, nhưng lại khiến người chơi khó nâng cấp hệ thống dây dẫn khi muốn cải thiện chất lượng âm thanh. Tuy nhiên, có lẽ Roy Hall đã nghiên cứu kỹ khi đưa ra thiết kế này. Ông định dạng chất lượng âm thanh của MMF 2.2 ở mức đó, nên việc nâng cấp dây là không cần thiết.

NGHE THỦ VÀ ĐÁNH GIÁ
MMF 2.2 được ghéo với ampli Rogers E40a và sử dụng kênh khuếch đại phono theo máy chạy hai bóng 12AX7. Loa dùng trong hệ thống là Totem Rainmaker. Hệ thống dây dẫn của Analysis Plus.

Ngay từ đầu, MMF 2.2 hoạt động ổn định và nuột nà mà không cần chỉnh nhiều. Khi nghe với kim theo máy, âm thanh của MMF 2.2 còn một số hạn chế về âm trầm và độ động, song vẫn giư nguyên độ mộc và ấm của các thiết bị nguồn analog.

Thử với đĩa nhạc Wish You Were Here (180gr), hệ thống vẫn khiến dân nghiền Pink Floyd có thể thả hồn suy tưởng theo dòng nhạc. Trong bản nhạc đầu tiên Shine on Your Crazy Diamond, tiếng guitar điện của David Gilmour hiện ra dày và ngọt, được điểm xuyết cùng bạn bè óc-gan ma mị. Tuy nhiên, câu báo của Nick Mason trên dàn trống chưa thật ép phê vì phần trầm hơi nhẹ, tiếng trống chưa đủ độ giật và căng. Nhược điểm này được khắc phục khi tôi chuyển sang dùng kim Virtuoso của Clearaudio. Tiếng dò sóng radio rột roạt đầu bản Wish You Were Here thật đến mức tôi có cảm giác đang nghe radio cổ. Tiếng Guitar sắt solo trong vắt cộng với giai điệu trữ tình của bản nhạc mang đến người nghe cảm giác dễ chịu. Giọng hát xa xăm, hoài niệm của David Gilmour hiện lên mộc mạc và truyền cảm, đủ để như đưa người nghe về “cõi riêng” của Pink.

Chuyển sang LP cổ điển của Deutsche Grammophon, đĩa nhạc nổi tiếng Accardo Interpreta Paganini, MMF 2.2 (với đầu kim của Clearaudio) khiến tôi có cảm giác mâm than này phù hợp với việc tái hiện nhạc giao hưởng hơn cả. Âm thanh hùng tráng trong bản La Campanella được tái hiện sống động với không gian đủ lớn để người nghe cảm nhận được chiều sâu và độ rộng của sân khấu âm nhạc. Một trong những đặc điểm của nguồn âm analog là không cần đẩy âm lượng của hệ thống lên quá lớn mà người nghe vẫn có cảm giác đang được nghe nhạc sống. MMF 2.2 cũng làm được điều này. Chỉ cần nhắm mắt lại, không gian của chính phòng giao hưởng đã hiện lên trong tâm thức người nghe. Đó là lợi thế của đĩa than. Không cần đầu tư nhiều tiền, người nghe cũng có được những trải nghiệm âm thanh sống động. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ tín hiệu âm nhạc được tái hiện 1.1 theo nguyên lý tương tự (analog)

Nghe các đĩa nhạc classic pop trong những năm 1970, 1980 như: Air Supply. Willie Nelson, BonneyM… âm nhạc tái hiện sống động, mộc mạc với màu âm thiên về dày, ấm. Với những người không quá khó tính, cấu hình như vậy đủ để thỏa mãn thú vui âm nhạc.

Độ tĩnh của MMF 2.2 khá tốt, âm thanh ổn định, cân bằng. Tuy nhiên, không gian còn hạn chế, chưa thực sự thuyết phục nếu so với những mâm đĩa than đắt tiền hơn trên thị trường. Song nếu so với âm thanh của các đầu CD tầm tiền (1.500USD), tôi sẽ chọn cơ than MMF 2.2, bởi âm thanh của nó gần gũi, thân thiện và có hồn.

Những người có ý định đa dạng hòa nguồn âm và chưa từng chơi đĩa than, MMF 2.2 là thiết bị đáng để cân nhắc do có thể dễ dàng lắp đặt, cân chỉnh và tiện dụng khi sử dụng. Ngoài ra, giá bán 10,3 triệu đồng mà người chơi bỏ ra để sở hữu sản phẩm có chất lượng âm thanh khá như MMF 2.2 tương đối dễ chịu. Nó xứng đáng là bến đỗ đầu tiên trong hành trình hướng đến “sân ga analog” của người nghe.

Ưu điểm:
- Dễ lắp đặt, cân chỉnh.
- Có đầu kim đi kèm.
- Âm thanh cân bằng, ổn định.
- Giá hợp lý.

Nhược điểm:
- Độ động, không gian còn hạn chế.
- Âm trầym nơi nông
- Khó nâng cấp dây nguồn, dây tín hiệu.

Theo Tạp Chí Nghe Nhìn

111[12]1314