Ít ngươì nghĩ đến ampli đầy đủ tính năng với chất lượng
tuyệt vời lại có giá tiền ở mức của Sphinx. Đó là lý do khiến Sphinx
trở thành thiết bị tham chiếu phổ biến trên thị trường audio.
Bỏ ra khoản tiền không lớn để có được âm
thanh hi-end là giấc mơ của audiophile. Giấc mơ này hiếm khi được các
nhà sản xuất hiện thực hóa vì lý do lơị nhuận. Nhưng Mark O’Brian – một
quái kiệt âm thanh, lập ra Rogue Audio để… chơi cho “đã” – nên chẳng nề
hà chuyện làm “hi-end giá rẻ”. Ampli tích hợp Sphinx là câu trả lơì thuyết phục nhất của Mark trước quan điểm: “Hi-end có rẻ được không?”
Tại
Việt Nam AV Show 2013 đã xuất hiện hệ thống được nhiêù ngươì ưu ái tặng
cho tên gọi “hi-end trong tầm tay”, bao gồm ampli tích hợp hybrid Class
D Sphinx (Rogue Audio) giá 1.500 USD và cặp loa mành MMG của
Magneplanar giá 1.000 USD. Bộ đôi này có giá trị không bằng cọng dây dẫn
tên tuôỉ, song lại có khả năng tái hiện sân khâú âm thanh lớn cùng
giọng ca ấm, mượt, dịu dàng từ dải thấp đến dải cao vơí cả nguồn âm
digital lẫn analog. Đặc biệt, loa mành thường khó đánh ra âm bass, thì
vơí Sphinx, MMG đã đâỷ ra những âm trầm đẹp khiến ngươì nghe hài lòng.
Kiêủ dáng thiết kế
Phân phôí tại Việt Nam vơí hai màu đen và bạc, Sphinx có kích thước
của ampli bán dẫn loại trung bình vơí hình thức giản dị. Mặt trước bố
trí ba nút vặn cho các chế độ chọn nguồn tín hiêụ, nút balance và nút
chỉnh âm lượng. Bên cạnh nút ấn phụ trách đóng, ngắt nguồn điện, hãng bố
trí ngõ cắm 6mm cho headphone. Là ampli có tầng công suất class D, máy
không xuất hiện các tấm tản nhiệt gồ ghề. Bù lại, nắp máy bố trí nắp
lươí nằm phía trên hai đèn của mạch tiền khuếch đại có tác dụng thoát
hơi nóng cho cặp bóng này khi hoạt động.
Đơn giản, gọn gàng, không có những chi tiết kiêủ “hi-end”, bộ cánh
của Sphinx được thiết kế theo triết lý thực dụng đặc trưng của ngươì Mỹ:
“Giá trị của sản phẩm nằm trong quá trình sử dụng, không phung phí cho
các chi tiết mang tính hình thức”.
Lắng nghe
Đây không phải là lần đâù chúng tôi trải nghiệm
ampli class D của Rogue Audio. Nhưng Spinx, vơí giá bán chỉ bằng 1/3
Medusa lại cộng thêm mạch tiền khuếch và nhiêù tính năng khác như
headphone, phono… khiến chúng tôi không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, sự nghi
ngờ này có phần thưà khi chúng tôi nghe Sphinx song ca cùng Magnepan
MMC tại Việt Nam AV Show 2013. Song, việc nghe thẩm định tại triển lãm
là điêù không tưởng vì hàng nghìn lượt khách ra vào phòng nghe liên tục,
cộng vơí phòng nghe dành cho kinh doanh khách sạn, nên không đủ tiêu
chuẩn để thẩm âm.
Vơí các cặp loa khác nhau, Sphinx “chơi” nhạc theo ba phong cách độc
lập, song đêù có điểm chung là nhạc tính cao, dễ nghe, dễ cảm. Điêù đó
cho thâý ampli này không áp đặt chất âm lên hệ thống, mà chỉ thực hiện
đúng vai trò khuếch đại tín hiêụ nguồn ra loa. Nêú các thiết bị đi cùng
có âm thanh đậm đà, ngọt ngào hay tươi tắn, trong trẻo, hệ thống khi
phôí vơí Sphinx sẽ có màn trình diễn theo hướng đó. Đó cũng là mục đích
mà nhiêù ampli cao cấp hướng đến. Không chỉ có âm thanh tự nhiên, Sphinx
còn có khả năng kiểm soát loa tốt, cho dù là loa mành hay loa cột lớn.
Một trong những điểm “thân thiện” khác của Sphinx là vơí thể loại nhạc
nào, âm thanh của hệ thống cũng dễ nghe, không có hiện tượng gắt, méo
tiếng.
Nguồn: songmoi.vn