ProLogue Two: Ánh trăng non trên bầu trời Hi-End

Thiết kế độc đáo, trình diễn âm thanh ấn tượng, dòng sản phẩm đa dạng, Prima Luna khá đình đám tại sân chơi âm thanh số 1 thế giới CES trong những năm gần đây.

Bên cạnh chất âm, Prima Luna còn “gây shock” bằng giá bán hợp lý đến bất ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc ampli đèn tích hợp ProLogue Two. Với công suất 40 W/kênh, sản phẩm hạng “entry level” này có khả năng phối ghép tốt với nhiều loại loa đang bán trên thị trường Việt Nam.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

Giống như ProLogue One, ProLogue Two là ampli đèn tích hợp với kích thước và trọng lượng khá khiêm tốn so với các ampli đèn truyền thống. khi chụp nắp chắn bụi, nhiều người sẽ nhầm ProLogue Two với hộp nhạc xinh xắn dành cho trẻ em. Điều khiến tôi ngạc nhiên là việc kết nối bằng đầu bắp chuối giữa khung bảo vệ và chassis khá thông minh. Kết cấu này giúp cho việc tháo/lắp trở nên dễ dàng. Nhưng sau khi đã định vị, nó lại trở thành thiết bị bảo vệ dàn đèn chắc chắn. Hệ thống biến áp nguồn và biến áp suất âm được “giấu” trong khung sắt mạ cứng cáp. Bề mặt của khung được tiện rãnh. Ngoài mực đích mỹ thuật, nhưng chi tiết này còn rút ngắn thời gian tản nhiệt của máy.

ở mặt trước, máy có hai núm vặn lớn đặt cân bằng ở hai bên để chọn đường tín hiệu vào và điều chỉnh âm lượng. Với bộ điều khiển khá đầy đủ tính năng, người dùng ít có cơ hội tận tay điều chỉnh hai núm chức năng này. Tuy nhiên, nếu tr75c tiếp điều chỉnh, các núm vặn sẽ mang đến cảm giác chặt chẽ, êm ái của những thiết bị đẳng cấp hi-end. Thiết kế của ProLogue Two khá thân thiện với người dùng theo phương châm: đơn giản và hiệu quả. Ngoài hai núm điều chỉnh chức năng ở mặt trước và bộ cọc đấu loa chất lượng cao của WBT với dãy jack cắm đường tín hiệu vào cho khuếch đại thường và khuếch đại phono máy không trang bị thêm tính năng phụ.



Bên dưới lớp khung bảo về là hệ thống bóng đèn được bố trí đối xứng trên bề mặt chassis. Giống như ProLogue One, ampli này sử dụng hai cặp bóng 12AX7 và 12AU7 cho tầng đầu. Tuy nhiên nếu Prologue One sử dụng 4 bóng EL34 để làm bóng khuếch đại, thì ProLogue Two đã thay thế bằng 4 bóng KT88. Nếu chưa bàn đến sự khác biệt về chất âm, cải tiến này chỉ giúp tăng công suất thêm 5-10 W cho mỗi vế của ampli ProLogue Two sở hữu khối biến áp nguồn khá lớn và tĩnh khi vận hành. Để tăng cường tính tiện dụng, ProLogue Two trang bị mạch điều khiển bias tự động. Mạch này hoạt động liên tục, kiểm soát chế độ vận hành của máy và tự động điều chỉnh bias cho phù hợp, tăng cường khả năng bảo vệ mạch cho ampli.

So với ProLogue One, phiên bản mới với dàn đèn công suất KT88 trang bị hệ thống tụ điện có chất lượng cao hơn của Nichicon và Solen. Ngoài ra một số thiết bị ngắt mạch và diode siêu nhanh chất lượng cao của Philips cũng được sử dụng để thay thế mạch chỉnh lưu đơn giản. Không đơ giản là thêm công suất, các thông số của ProLogue Two cũng thể hiện ấn tượng với đáp tuyến tần số từ 20Hz đến 30kHz (+/- 0,5dB), tỷ lệ méo hài chưa đến 1% khi vận hành hết công suất cùng chỉ số S/N mức 89dB. Trở kháng đầu vào của ampli thấp hơn 65k Ohm, trong khi độ nhạy đầu vào ở mức 300mV. Với những cải tiến đáng kể về linh kiện, nhà sản xuất kỳ vọng có thể nâng cao chất lượng, thiết bị về độ chi tiết, sự tinh tế và biến hóa trong trình diễn, đó là chưa kể đến việc nâng cấp bóng đèn. Bởi việc thay bóng từ EL34 sang KT88 không cho thấy sự thay đổi rõ rệt về công suất ampli. Điều đó sẽ gây nên những khúc mắc nho nhỏ trong người chơi, liên quan đến chất giọng của am-pli có thay đổi và thay đổi như thế ào? Quả thật, so với chất âm có phần ấm áp và long lanh của EL34, KT88 tỏ ra mạng mẽ, uy lực với không gian rộng mở hơn. Và ProLogue Two được thiết kế để bảo toàn chất âm này.


TRẢI NGHIỆM

Từng có dịp thưởng thức màn trình diễn của một số ampli Prima Luna tại các kỳ triển lãm âm thanh, tôi không nghi ngờ khả năng kiểm soát âm thanh và làm chủ không gian phòng nghe, cả khi chúng phải đánh cặp với những đôi loa lớn. Để thẩm định khả năng phối ghép và trình diễn của ProLogue Two, tôi sử dụng cặp loa Sophia II của Wilson Audio có độ nhạy 86,5dB, trở kháng 4Ohm. Đây là quyết định khá “bất lợi” cho Pro-Logue Two, bởi tôi từng chứng kiến nhiều cặp ampli mono-block bán dẫn công suất lớn đã chào thua cặp loa cứng đầu này. Nguồn âm là cặp D/A – Transport P/D 30 của Esoteric. Hệ thống sử dụng dây tín hiệu, dây loa và dây nguồn của Furutech.

Với một số đĩa CD như Kings of Leon, Joss Stone, Jooh Holland của Tom Jones và Green Day, hệ thống mang đến cho tôi cảm giác như được thưởng thức âm thanh analogue trên những bản ghi LP. CD Kings of Leon qua hệ thống này mang lại nhiều cảm xúc, tâm trạng cho người nghe hơn, âm trầm dày dặn hơn. Qua một số ampli của Alison Krauss, Giọng ca pha lê của nữ nghệ sĩ tài danh này dường như long lanh và ngân chỉ kiểm soát được cặp loa khó tính Sophia II mà còn kết hợp khá nhuần nhuyễn, tạo nên màn trình diễn âm thanh giàu cảm xúc. Đánh cặp với Sophia II, ProLogue Two không tỏ ra thiết hụt về nhịp độ, tiết tấu cũng như độ động tổng thể của bản nhạc. Ngay cả những bản country tiết tấu khá sôi được hòa âm phức tạp với hàng chục nhạc cụ khác nhau, bản nhạc vẫn được tái tạo chân thực với đầy đủ màu sắc, tinh thần vốn có.

Trong quá trình nghe thử với nhiều bản ghi: từ nhạc pop, rock, country, new age đến classic… chưa khi nào dải cao của ProLogue Two khiến tôi có cảm giác chói gắt hay danh cứng. Trên thực tế, âm thanh của bóng công suất KT88 không thể uyển chuyển và ngọt ngào bằng dòng EL34, song tiếng treble của ProLogue Two thật dễ chịu với đầy đủ chi tiết cần tái hiện. Ở những bản ghi cổ điển như bản giao hưởng số thứ 5 của Mahler, bản Macbeth của Mozart, những đoạn cao trào với màn trình diễn dồn dập và mạnh mẽ của bộ đồng khiến người nghe khó chịu nếu nghe qua hệ thống được phối ghép chưa phù hợp. Song ProLogue Two đã thực hiện đúng phận sự của tăng âm trung tính: không làm màu, không thêm hoặc bớt các đặc tính âm thanh. DO đó, tôi đã cảm nhận được sân khấu âm nhạc hoành tráng và lộng lẫy mà không có cảm giác khó chịu với bộ đồng như một số lần trải nghiệm trước.



Tuy nhiên, ấn tượng mà ProLogue Two có thể tạo ra cho người nghe là khả năng trình diễn âm trầm. Rất có thể Sophia II thuộc “dòng dõi” Wilson, vốn có tiếng là những cặp loa cho âm trầm cực hay đã góp phần không nhỏ vào thành công sủa hệ thống.

Tiếng trầm chi tiết, có lực, nhưng vẫn nhẹ nhàng: không thừa để tạo nên hiện tượng đội âm, cũng không thể thiếu để người nghe có cảm giác bản nhạc không trọn vẹn. khi cần nhẹ nhàng, hệ thống vẫn có thể mang lại cho người nghe những cảm xúc phiêu bồng cùng dàn nhạc, với ca sĩ, song cũng có thể bất ngờ bật ra những nốt trầm sâu thẳm và lan tỏa. Tiếng guitar bass cực trầm trong Another Brick in The Wall ở album The Wall của Pink Floyd được tái tạo dứt khoát và sống động, tạo sự phấn khích cho người nghe.

Với ampli ProLogue Two, tôi có thể yên tâm thưởng thức nhiều thể loại âm nhạc trong thời gian dài. Độ động cao, công suất tương đối mạng (so với ampli đèn) và đượ cấu thành bằng những linh kiện tốt, ngoài các ưu điểm như nhạc tính tốt, trung âm trong sáng, rõ ràng, âm cao chi tiết, rộng mở và dải trầm mạch lạc, chi tiết, ProLogue Two có khả năng tái tạo âm hình rộng mở, chính xác, và hơn hết, ampli này khá giàu nhạc tính khiến người nghe có thể nghe liên tục trong thời gian dài mà vẫn vẹn nguyên niềm hứng khởi với âm nhạc.

Giá tham khảo: 2.000 USD

Ưu điểm:

- Hình thức đẹp- Linh kiện chất lượng cao, dễ phối ghép với nhiều loại loa 
- Âm thanh chi tiết, rộng mở và sống động 
- Giá hấp dẫn

Nhược điểm:

Một số dòng ampli chạy đèn KT88 kinh điển của VAC, Conrad Johnson hay Mcln-tosh… âm thanh có phần tinh tế hơn, song cần tập trung mới có thể phát hiện ra sự khác biệt này.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Công suất:                              40W x 2 
Dải tần:                                  20Hz-30kHz +/- 5dB 
Méo hài:                                 dưới 1% ở công suất cực đại 
Công suất tiêu thụ:                 300W 
Kích thước (caoxrộngxsâu):  19,5x29x38cm 
Trọng lượng:                          17kg 
Trở kháng đầu ra:                   4 và 8Ohm

Nghe Nhìn
1[11]121314